Dấu chân của những người khẩn...

20/07/201112:00 SA(Xem: 22526)

Bạc Liêu:

Dấu chân của những người khẩn hoang ở cuối miền đất Việt

 

Phan Trường Giang

 

bac_lieu_khan_hoang_02-large-content

 

Lịch sử khẩn hoang miền đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là sự nối tiếp lịch sử mở mang bờ cõi dài dặt của Tổ Tiên nước Việt, tiếp diễn đã hàng bao thế kỷ. Bạc Liêu rồi tiếp đó là mũi Cà Mau, nơi giữ lại những dấu chân ở mảnh đất tận cùng đất nước, mà mũi Cà Mau như “ngón chân cái của bàn chân vạn dặm còn dính đất phù sa ....” đang mỗi ngày tiến ra phía biển.

 Những cư dân đầu tiên đặt chân đến Bạc Liêu khẩn hoang vào cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. Lúc bấy giờ Bạc Liêu hãy còn là một vùng hoang vu, nê địa:

 Chèo ghe sợ sấu cắn chưn

 Xuống bưng sợ đĩa, lên rừng sợ ma!

 Tuy nhiên, những người khai khẩn đã nhận thấy vùng đất nầy có hai phương thế thuận lợi để sinh sống. Thứ nhất là nằm gần bờ biển, thuận tiện cho ngư nghiệp và làm ruộng muối. Thứ hai, đất đai do phù sa bồi đắp “phì nhiêu thành mậu, trồng trọt thứ gì cũng đắc lợi ”.

 Theo sử sách ghi lại, ( xem cuốn Bạc Liêu xưa và nay của Huỳnh Minh và Minh Hải Địa Chí của Trần Thanh Phương ), thì những người tiên phong đến khai phá là người Khơ-Me từ miệt Sóc Trăng, Trà Vinh qua và những người Tiều (gốc Triều Châu) tới. Với sở trường của họ, người Triều Châu lập ra những cơ sở đánh cá và trồng tỉa hoa màu trên những cồn cát dọc theo bờ biển Nam Hải. Cũng có một số ít người Hoa Kiều thử lãm ruộng muối.


bac_lieu_khan_hoang_03-large-content

 Năm 1740, Bạc Liêu còn là huyện Trấn Di nằm trong guồng máy thuộc trấn Hà Tiên do cha con người họ Mạc (Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích) làm Tổng Binh Đại Đô Đốc. Phải trải qua 142 năm, đến năm 1882, cái tên Bạc Liêu mới được đặt chính thức. Đến nay, danh xưng Bạc Liêu cũng vừa tròn 100 tuổi!

 “... Họ Mạc vốn người Việt gốc Hoa, nên lúc Hà Tiên đang thời kỳ phồn thịnh, những người Trung Hoa ở Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông... vì chống lại nhà nước phong kiến Mãn Thanh, bị săn đuỗi phải trốn sang Hà Tiên ngày một đông. Do đó đến đời Tổng Binh Mạc Thiên Tích (con Mạc Cửu), đoàn người lưu vong ấy dần dần được di dân tới huyện Trấn Di để khai hoang, lập ấp, nhiều nhất là người Triều Châu. Chính vì vậy mà ngày sau, người Triều Châu (tục gọi là người Tiều) chiếm gần hết guồng máy sinh hoạt ở Bạc Liêu” ( Huỳnh Minh, sđd )

 Và “ cho dù họ là con cháu Mạc Cửu, hay là những người từng đi theo Dương Ngạn Địch và Trần Thắng Tài, hay cho dù họ là những di dân từ những năm 30 hay 40 của thế kỷ nầy, họ đều là những nạn nhân của sự chèn ép chính trị và áp bức kinh tế của nhà nước phong kiến Trung Hoa. Họ đã tìm được ở Việt Nam một quê hương mới ” (Nguyễn Xuân Nghĩa: Tìm hiểu ý nghĩa xã hội của các tín ngưỡng cộng đồng người Hoa ở đồng bằng sông Cữu Long). Do vậy, Địa danh “Bạc Liêu” được hình thành cũng nên được hiểu theo một quan điểm khách quan xuất phát từ đặc điểm lịch sử cụ thể của nó.

 Bạc Liêu đọc theo tiếng Huê kiều, giọng Triều Châu là Pô-Léo, nghĩa là xóm nghèo làm nghề hạ bạc (Pô = Bạc; Léo = Liêu). Một thuyết khác cho rằng Pô là bót đồn; Liêu là Lào (Ai Lao) theo tiếng Kampuchea, vì trước khi người Huê kiều đến sinh sống, nơi đây đã có một đồn binh do người Lào chiếm đóng (?).

 Người Pháp do tiếng Triều Châu Pô Léo có nghĩa là xóm nhèo, làm nghề hạ bạc nên đã dịch gần với nghĩa ấy là Pêcherrie Chaume (nơi đánh cá – Cỏ tranh), bởi vì một đặc điểm nữa là đất Bạc Liêu thời ấy có nhiều cỏ tranh mọc thành từng vạt dọc theo những triền đất pha cát.

 Do phù sa cứ bồi đắp mãi, đến nay những ruộng muối nằm kề bên thị xã Bạc Liêu ngày xưa đã nhường chỗ cho những khu dân cư đông đúc mà lấn dần ra phía biển Nam Hải đến 3,4 cây số ngàn. Và những khu dân cư làm nghề hạ bạc nay cũng đã bỏ xa tỉnh lị cũ hàng 6,7 cây số tính theo đường chim bay, sống thành làng như những chiến lũy với những cây mắm cây đước – đội quân tiên phong đi mở đất.

 Đó là hình ảnh của một cuộc di dân, mở mang bờ cõi tư ngàn năm xưa của cộng đồn dân tộc Việt.

 

Không khánh thành cuộc nhân sinh

 

  tòa lâu đài khởi sinh

 từ đặt viên gạch đầu tiên

 tượng trưng cho công trình xây cất

 khuôn sườn vương cao như sức sống

 từng bộ phận tháp vào như mầm sống nẩy thêm

 thiết trí như kinh nghiệm

 sơn phết như khôn ngoan

 thời gian công trình kéo dài như đời sống

 hoàn tất thành hình như chấm dứt năm sanh

 người ta cắt băng khánh thành

 tòa lâu đài bắt đầu chết hôm nay

 

 con người khai sinh

 bằng giao kèo khác nhiều điểm

 con tinh trùng là viên đá đầu tiên

 nhưng thời gian là tên thợ không nhận tiền

 không hứa hẹn kiếp người dài ngắn

 và cuộc đời là vật liệu bất toàn

 không ký kết điều chi vững chắc

 nên bất luận đời người xây được bao năm

 không ai khánh thành

 khi cuộc nhân sinh hoàn mãn

 

 Lê Giang Trần

 

 ( 05 THÁNG 8, 92. Ở Nguyễn Tất Nhiên đột ngột từ trần )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn