Đôi chân kì diệu của cậu bé “chim cánh cụt” |
|||||||||||||||
Tạo hóa đã không cho em hoàn thiện một cơ thể sống bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng đã cho em một đôi chân kì diệu. Đôi chân nhỏ bé ấy đã và đang hằn chi chít những vết sẹo, vết chai sần to nhỏ, cũ mới chồng lớp lên nhau của một tuổi thơ nghiệt ngã. Vào một ngày trời nắng như
đổ lửa, chúng tôi tìm đến ngôi nhà ngói ba gian tường ốp ván nằm lọt thỏm
giữa cánh đồng khô nứt nẻ ở ấp 2, xã Gia Canh - Định Quán - Đồng Nai để gặp
em Hồ Hữu Hạnh học sinh lớp 5 trường Tiểu học Kim Đồng - nhân vật đã làm nức
lòng bao trái tim đa cảm.
Suốt những ngày sau đó, chị
Hợp nằm im lìm, lặng lẽ cùng những dòng nước mắt không ngớt tuôn chảy. Chị
khóc cho bản thân mình, khóc cho đứa con tội nghiệp, chị đặt ngay tên con là
Hạnh vì chị thấy cháu bất hạnh quá, cả đời này chắc cháu chỉ ngồi một chỗ và
đút cho ăn mà thôi: Chị kể tiếp: thời gian mà Hạnh biết bò và tập đi, tôi
không làm được gì ngoài việc theo dõi, quan sát cháu. Khác với những đứa trẻ
bình thường, Hạnh vừa bú mẹ vừa đưa chân lên kẹp vào vú bên kia, rồi khi tập
bò, Hạnh trườn như một con sâu đo. Vất vả nhất là lúc tắm cho cháu, tôi cứ sợ
tuột tay vì người cháu trơn tuồn tuột không có điểm tựa. Rồi những đêm nằm
ngủ Hạnh cứ rúc đầu váo nách rất nhột.
Hạnh viết bằng chân, lúc
đầu là những nét chữ nguệch ngoạc sau dần chữ của Hạnh không thua kém gì các
bạn trong lớp. Ngoài giờ học, Hạnh giúp ba mẹ làm tất cả những việc trong nhà
từ rửa chén, nấu cơm, giặt đồ… và những sinh hoạt cá nhân Hạnh không phải nhờ
đến ai.
Một lần khác Hạnh khát nước
mà ở nhà không có ai sẵn có bình đá đựng nước nhưng trong lại đổ nước nóng,
Hạnh kẹp hai chân vào bình rồi dốc xuống miệng, nước nóng làm bỏng hết mặt,
cổ và bụng của Hạnh, may mà lần đó có người phát hiện kịp thời đưa Hạnh đi
bệnh viện. Còn nhiều và rất nhiều tai nạn khác nữa, điều đó cũng dễ hiểu thôi
vì một người bình thường còn gặp phải huống chi một cậu bé đã mất đi một bộ
cơ bản nhất của cơ thể một con người.
Hạnh mơ ước sau này sẽ trở
thành một kỹ sư tin học. "Em thích nhất là tin học, ở đó em có thể khám
phá tất cả thế giới bên ngoài chỉ bằng một cú clik chuột. Em quyết tâm lên
lớp 6 sẽ thi bằng B vi tính". Quả thật Hạnh rất nhanh và linh hoạt trong
xử lý máy tính, chúng tôi đã tận mắt nhìn Hạnh dùng đôi chân gõ bàn phím và
rê chuột một cách chuyên nghiệp. |
|||||||||||||||
Ngọc Thiện |
Tên em là Hồ Hữu
Hạnh
Ở ấp 2, xã Gia Canh (huyện Định Quán, Đồng
Nai), mọi người đều trìu mến gọi chú bé Hồ Hữu Hạnh là “chim cánh cụt”. Hạnh
không có đôi tay nhưng có nụ cười thật đáng yêu.
Anh Hồ Hữu Thân và chị Bùi Thị Hợp vốn không khấm khá gì. Làm ăn liên tục gặp
thất bại khiến cả gia đình sáu người phải ở nhờ căn nhà của bà ngoại. Thu nhập
chính của gia đình nhờ vào mấy sào vườn trồng rau quanh năm. Năm 2000, sinh
Hạnh ra, anh chị chết lặng khi con không có đôi tay. “Tôi khóc hết nước mắt khi
nhìn con.
Lúc tập bò nó rướn mình như một con sâu đo. Ai cũng nghĩ nó chỉ có thể nằm vậy
suốt đời” - chị Hợp nhớ lại. Nhưng cậu bé đã tập bò, ngồi và đi được như bao
đứa trẻ khác. Không chỉ vậy, hằng ngày Hạnh còn làm rất nhiều việc giúp đỡ bố
mẹ như quét nhà, rửa bát, nấu cơm, chăm sóc đàn vịt... tất cả đều bằng đôi
chân.
Một trong những thú vui của
Hạnh là dùng chân để nặn những chú chim đất sét. Những chú chim này đều không
có cánh. Hạnh hồn nhiên nói: “Những con chim này không có cánh để nó làm bạn
với con. Khi nào con được lắp hai cánh tay thì bọn nó sẽ mọc cánh”... - Ảnh:
Ngọc Nga Hạnh đến tuổi đi học, anh chị không cho con đi vì nghĩ không có tay
lấy gì mà viết, học sao nổi. Nhưng chú bé lén bố mẹ tới đứng học lỏm ngoài cửa
lớp mẫu giáo. Cô giáo thấy thương quá, dắt Hạnh về nhà thuyết phục bố mẹ cho em
được học. Vào lớp 1, người ta từ chối nhận cậu bé. Hạnh không bỏ cuộc, cậu đi
theo mẹ đến trường xin học lần nữa.
Sự quyết tâm của Hạnh cuối cùng đã khiến Trường tiểu học Kim Đồng (Định Canh,
Định Quán) chấp nhận cậu học trò đặc biệt. Và càng đặc biệt hơn khi ngay năm
học đầu tiên Hạnh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và viết chữ rất đẹp. Suốt bốn
năm qua, cậu bé đều giữ được danh hiệu đó. Hạnh học giỏi nhất môn toán và ước
mơ cháy bỏng của cậu bé là trở thành kỹ sư tin học.
Mỗi lần giải bài tập trên bảng, cậu bé phải tựa vào chiếc bàn của cô giáo rồi dùng chân viết bảng. Trong các môn học,
Hạnh học giỏi nhất môn toán
Sáng nào Hạnh cũng dậy thật sớm để cùng bố chăm đàn vịt. Đó là tài sản mà bố mẹ Hạnh đang trông chờ để trang trải
chi phí năm học mới cho anh em Hạnh
Quét nhà giúp mẹ
Hạnh được phân công rửa chén buổi trưa, còn anh trai thì rửa vào buổi tối
Hữu Hạnh bơi rất giỏi. Thấy cậu bé quyết tâm học bơi nên bà chủ hồ bơi trong xã không bao giờ lấy tiền của cậu. Trong ảnh: Hạnh vui cười khi cùng bơi với người bạn thân Quốc Anh
“Trồng cây chuối, cây nào lâu hơn”. Hai cô em gái cổ vũ Hạnh chơi trò “trồng cây chuối”
Anh em mình cùng bay nhé! Hạnh nâng cô em gái Ốc Tiêu bằng hai chân. Trong nhà, cậu bé tỏ ra là một “thủ lĩnh” đối
với hai cô em gái
Chăm sóc thú cưng là niềm vui của anh em Hạnh. Các em có tay thì dùng tay, còn Hạnh không tay thì dùng chân! Có
sao đâu...
Em xin có ý kiến! Trong khi các bạn giơ tay xin phát biểu thì Hạnh giơ chân! Ở lớp Hạnh luôn có bộ bàn ghế riêng để có thể viết bằng chân. Cậu bé là học sinh giỏi bốn năm liền
Sau nhiều lần lén bố mẹ tập đi xe đạp, bị ngã không biết bao nhiêu lần, cuối cùng Hạnh có thể đạp xe băng băng mặc dù lái xe... bằng cằm. Một người quen thấy Hạnh đi xe đạp cực quá nên đã làm cho cậu bé chiếc xe ba bánh đặc biệt. Ngày nào Hạnh cũng tự đi học bằng chiếc xe này..
.
--