IQ và bộ não
Những nghiên cứu hiện đại sử dụng kĩ thuật MRI cho thấy kích cỡ bộ não có liên quan đến IQ với một hệ số là khoảng 0,4.
Kích cỡ bộ não
Những nghiên cứu hiện đại sử dụng kĩ thuật MRI cho thấy kích cỡ bộ não có liên
quan đến IQ với một hệ số là khoảng 0,4. Một nghiên cứu trên những cặp sinh đôi
do Thompson cùng những cộng sự xuất bản vào năm 2001 cho thấy rằng chất xám có
liên quan đến hệ số g và cũng có hệ số di truyền rất cao (một nghiên cứu gần
đây cho thấy con số đó là 0,85) và hệ số g là 0,4, do đó có lẽ còn có một
nguyên nhân di truyền nào đó.
Những vùng não tương ứng với IQ
Nhiền nguồn thông tin khác nhau cùng đồng ý ở một điểm là não trước đóng một
vai trò quyết định trong việc hình thành những "dòng suy nghĩ". Những
bệnh nhân có những vấn đề về não trước có kết quả IQ kém hơn. Thể tích của chất
xám vùng não trước và chất trắng cũng đã được cho là có liên quan mật thiết với
trí thông minh tổng quát. Tuy nhiên, những hình chụp mới về bộ não cho thấy
điều đó chỉ giới hạn ở vùng hai bên vỏ não trước. Ducan và các đồng sự khi sử
dụng phương pháp chụp PET thì xác định phần não dùng để giải quyết các vấn đề
liên quan rất lớn đến trí thông minh nằm ở vùng hai bên vỏ não trước. Gần đây
hơn, Gray và các cộng sự (2003) đã dùng phương pháp fMRI để chứng minh ở những
người có trí thông minh cao thì vùng này có thêm khả năng chống lại những sự
mất tập trung. Gray và Thompson (2004) có một bài viết về điều này.
Cấu trúc bộ não và IQ
Một nghiên cứu bao gồm 307 trẻ em từ 6 đến 19 tuổi bằng cách đo kích cỡ từng
phần của bộ não bằng phương pháp MRI và đo các khả năng từ vựng và suy luận đã
được thực hiện (Shaw, 2006). Nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan nào đó
giữa IQ và cấu trúc của vỏ não – những người có trí thông minh cao thường có vỏ
não mỏng khi nhỏ và dày dần thêm khi lớn lên.
Hiệu ứng Flynn
Trên toàn thế giới, chỉ số IQ sẽ tăng một cách chậm chạp, còn được biết đến với
tên gọi hiệu ứng Flynn (1999). Hiệu ứng Flynn đã được quan sát từ rất lâu nhưng
rất khó để giải thích. Tuy nhiên, những bài kiểm tra trí thông minh luôn được
điều chỉnh lại để điểm trung bình luôn là 100, ví dụ WISC-R (1974), WISC-III
(1991) và WISC-IV (2003). Vì vậy, có thể nói rất khó so sánh chỉ số IQ với
nhiều năm trước.